Quy trình 4 bước vệ sinh nệm Foam cực dễ có thể bạn chưa biết

Ngày đăng: 04/04/2022
Ngày cập nhật: 04/04/2022
Inoac Living Việt Nam

Đã bao lâu bạn chưa vệ sinh nệm Foam nhà mình? Đối với nhiều người câu trả lời có thể là 6 tháng, 1 năm, hay thậm chí là trong thời gian dài. Nệm nhà bạn có thể ẩn chứa lớp vi khuẩn, nấm mốc, đó là lý do bạn thường khó ngủ, ngứa ngáy hay thậm chí gặp phải các vấn đề về sức khoẻ như dị ứng, hen suyễn. Để giải quyết vấn đề này, hãy cùng INOAC tìm hiểu những cách vệ sinh nệm Foam cực đơn giản, dễ dàng thực hiện ngay tại nhà.

1. Quy trình 4 bước vệ sinh nệm Foam

Trước khi sử dụng ngay các chất tẩy hay dung dịch làm sạch nệm, thực hiện quy trình vệ sinh cơ bản là điều vô cùng cần thiết. Đối với bất kỳ loại vết bẩn nào bạn cũng nên tuân theo theo 4 bước sau để đảm bảo nệm của bạn được sạch sẽ nhất.

Bước 1: Di chuyển đồ dùng ra khỏi nệm và tháo áo nệm

Đầu tiên, bạn cần để bề mặt nệm thông thoáng, khi vệ sinh tránh gây bẩn cho các đồ dùng khác và tạo không gian vệ sinh diễn ra thoải mái nhất. Tiếp theo bạn lần lượt thực hiện các bước:

  • Đưa các vật dụng trên nệm như chăn, ga, gối,… ra vị trí khác sạch sẽ..
  • Tháo áo nệm và ga nệm mang đi giặt sạch, lưu ý bạn nên giặt riêng để tránh phai màu.
  • Phơi áo nệm và ga nệm dưới ánh nắng mặt trời.
Tháo áo nệm
Tháo áo nệm và đưa nệm ra nơi thông thoáng

Bước 2: Làm sạch bụi toàn bộ mặt nệm

Bạn nên ưu tiên sử dụng máy hút bụi dành riêng cho nệm và chăn ga giúp dọn dẹp dễ dàng và hiệu quả đến 99% tóc, lông, bụi bẩn,… trong nệm foam nhờ được tích hợp tính năng khử khuẩn bằng tia UV, hệ thống lọc an toàn.

Bắt đầu bạn cần hút bụi từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, di chuyển vòng tròn chậm rãi để hút được nhiều nhất có thể. Bạn cần hút kỹ hơn ở các đường viền của nệm foam vì khu vực này tập trung rất nhiều bụi bẩn, da chết và các mảnh vụn khác. Ngoài ra, bạn nên đổi đầu hút khác nhau khi hút bụi ở giữa và ở các góc để đầu hút đi vào được các khe kẽ của nệm, đảm bảo hút sạch những vết bẩn bám sâu.

hút bụi cho nệm foam
Làm sạch bề mặt trước khi vệ sinh vết bẩn sâu bên trong

Bước 3: Xử lý các vết bẩn trên nệm Foam

Đầu tiên bạn cần xác định tất cả các vị trí cần vệ sinh ở trên nệm đồng thời tìm hiểu nguyên nhân xuất hiện những vết bẩn đó. Kế tiếp là bước chuẩn bị các dụng cụ làm sạch chuyên dụng được hướng dẫn ở phần tiếp theo để bắt đầu tiến hành vệ sinh nệm Foam.

Vết ố đỏ trên bề mặt nệm foam
Nhận biết tất cả các vị trí và loại vết bẩn để biết cách xử lý phù hợp

Bước 4: Làm khô nệm

Bạn nên đặt nệm Foam ở nơi thoáng khí, cung cấp nhiều không khí lưu thông xung quanh nệm bằng cách mở càng nhiều cửa sổ càng tốt. Nếu cả hai mặt nệm đều ướt, bạn hãy dựng một đầu tựa vào bề mặt rắn để không khí di chuyển xung quanh. Ngoài ra, bạn có thể hướng quạt vào nệm, dùng máy hút ẩm hay máy sấy tóc nhẹ nhàng, tùy vào những gì bạn có sẵn để tăng cường khí lưu thông vào nệm.

làm khô nệm bằng cách bật quạt và hướng vào nệm
Có thể làm khô nệm bằng cách bật quạt và hướng vào nệm

2. Hướng dẫn xử lý 5 vết bẩn cứng đầu trên nệm Foam

Mỗi vết bẩn cứng đầu đều có thể là nguyên nhân dẫn đến nệm Foam bị ám mùi hôi, nấm mốc,… Bạn cần hiểu loại vết bẩn đó là gì, cách xử lý mỗi loại như thế nào, nhằm tiết kiệm thời gian chuẩn bị dụng cụ cũng như giúp quá trình vệ sinh nệm diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Đây cũng là hướng dẫn chi tiết cho bước 3 trong quy trình vệ sinh nệm Foam.

2.1. Các vết nấm mốc lâu ngày

Những vết thâm loang lổ gây ngứa ngáy là vết nấm mốc sinh ra khi nệm bị ẩm ướt lâu ngày, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Cùng tìm hiểu 3 cách cực dễ dàng để xử lý loại vết bẩn này nhé.

  • Dùng chanh tươi: Cho nước cốt chanh lên bề mặt vết bẩn và đợi tầm 15 – 20 phút cho axit trong chanh thẩm thấu và khử trùng vết nấm, sau đó bạn dùng xà phòng và bàn chải để làm sạch vết ố còn sót.
  • Dùng cồn tẩy rửa: Hòa cồn với nước ấm tỉ lệ 1:1, dùng khăn thấm dung dịch chà vết bẩn đến khi sạch, sau đó dùng khăn sạch lau lại. Lưu ý bạn không nên dùng khăn quá ướt tạo điều kiện cho nấm mốc tái sinh.
  • Dùng chất tẩy chuyên dụng: Bạn có thể dùng Hydrogen peroxide hay Chlorine Dioxide cho trực tiếp lượng nhỏ lên nệm sau đó chà nhẹ đến lúc sạch, sau đó lau lại với nước ấm tránh còn sót chất tẩy rửa trên nệm.
Bạn không nên lạm dụng các chất tẩy rửa mạnh, các chất hóa học không rõ nguồn gốc và chưa được kiểm duyệt. Bạn nên xin ý kiến từ đơn vị cung cấp để cân nhắc độ an toàn của chất hóa học sử dụng cho nệm.
Loại bỏ vết nấm mốc trên bề mặt nệm foam
Loại bỏ vết nấm mốc để hạn chế gây ngứa ngáy, dị ứng

2.2. Nước tiểu của em bé, thú cưng

Đối với gia đình có em bé, thú cưng thì chắc hẳn nệm Foam dính nước tiểu gây mùi khó chịu là điều không thể tránh khỏi. Với hướng dẫn 2 cách xử lý dưới đây sẽ giúp bạn bớt đau đầu vì vấn đề này.

  • Sử dụng baking soda: Bạn cần rắc trực tiếp lên vết bẩn, đợi trong khoảng 30 phút rồi lau sạch, dùng máy hút bụi lần nữa để lấy hêt phần bột hoặc cồn còn sót. Tốt nhất bạn nên vệ sinh nệm ngay sau khi trẻ tè để tránh tình trạng nấm mốc và bám mùi.
  • Sử dụng cồn: Bạn có thể dùng cồn để xịt lên vết nước tiểu, đợi khoảng 30 phút lau lại bằng khăn sạch. Bạn nên sử dụng bao tay để bảo vệ da tay khi vệ sinh nệm nhé.

Ngoài nệm ra, bạn nên kiểm tra những vật dụng khác như chăn, gối,… có dính nước tiểu hay không để xử lý kịp thời, tránh việc bị ám mùi hôi và gây ố nệm.

trẻ tè dầm trên giường 
Không còn khó khăn khi xử lý vết trẻ tè dầm trên giường

2.3. Vết bẩn và mảng bám đã khô

Để loại bỏ các vết ố lâu ngày, bạn sử dụng hỗn hợp baking soda và giấm theo tỉ lệ 1:1 chà lên vết bẩn và đợi 30 – 60 phút. Với vết bẩn cứng đầu bám lâu trên nệm Foam những thao tác thông thường khó loại bỏ hết được chúng, vì vậy bạn cần lặp lại quá trình tẩy nhiều lần cho đến khi nệm sạch. Cuối cùng, bạn cần lau lại bằng khăn sạch và hong khô để loại bỏ dung dịch còn thừa.

vệ sinh nệm foam bằng Baking soda và giấm
Baking soda và giấm có tác dụng tẩy rửa mạnh

2.4. Các loại chất lỏng

Điểm khác biệt với vết bẩn bám lâu ngày là bạn vệ sinh nệm Foam ngay khi chất lỏng vừa bị đổ, điều này giúp quá trình vệ sinh dễ dàng hơn. Đầu tiên bạn dùng khăn khô hoặc bông thấm hết chất lỏng trên bề mặt, sau đó tùy bản chất của từng loại chất lỏng để xử lý theo cách riêng theo hướng dẫn dưới đây.

  • Vết bẩn do rượu vang: Bạn sử dụng muối trắng chà xát lên vết rượu, đợi 5 – 10 phút rồi dùng khăn lau sạch vết rượu. Trong trường hợp vết bẩn chưa đi hết, bạn tiếp tục pha hỗn hợp bột giặt và nước ấm theo tỷ lệ 1:2 để tẩy sạch vết rượu.
  • Vết bẩn do cà phê: Bạn sử dụng xà phòng hoặc chất tẩy rửa quần áo được pha loãng với nước theo tỉ lệ 1:2, lau cho đến khi vết bẩn biến mất, sau đó bạn có thể dùng thêm baking soda rắc lên để khử mùi cà phê.
  • Vết bẩn do nước hoa quả: Bạn dùng hỗn hợp muối, xà phòng, nước ấm pha tỉ lệ 1:1:2 đổ lên vết bẩn sau đó dùng khăn chà cho đến khi vết bẩn hoàn toàn biến mất. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng công thức tẩy rửa tương tự như vết bẩn do cà phê gây ra.
  • Vết bẩn do nước trà: Bạn dùng hỗn hợp chất hàn the và nước nóng theo tỷ lệ 1:3 và thoa lên vết bẩn sau đó hong đệm tại vị trí thoáng khí hoặc dùng quạt hong khô.
  • Vết bẩn do dầu mỡ: Bạn rắc bột mì lên chỗ dầu mỡ để hút bớt dầu, sau đó dùng  nước giặt hoặc xà phòng pha loãng với nước tỉ lệ 1:2 để vệ sinh nệm. Bạn có thể dùng thêm baking soda để khử mùi dầu mỡ.
Xử lý chất lỏng ngay khi vừa bị đổ
Xử lý chất lỏng ngay khi vừa bị đổ giúp vệ sinh dễ dàng hơn

2.5. Mùi hôi ám lâu ngày

Mùi mồ hôi, ẩm mốc, hay mùi chất thải… tích tụ sau vài tháng hay thậm chí cả năm sẽ gây ra một loại mùi không hề dễ chịu chút nào. Để chất lượng giấc ngủ tốt nhất và được thư giãn sau ngày dài mệt mỏi, bạn hãy tham khảo các cách khử mùi nhanh nhất dưới đây.

  • Cách tốt nhất để ngăn mùi là vệ sinh nệm thường xuyên theo quy trình đơn giản như hút bụi cả 2 mặt.
  • Nếu mùi bám lâu bạn có thể sử dụng baking soda rắc lên nệm và thực hiện các bước như vệ sinh vết bẩn đã khô. Ngoài tẩy vết bẩn baking soda còn có tác dụng khử mùi hiệu quả.
  • Bạn pha ½ chén giấm trắng với 1 lit nước, dùng khăn thấm dung dịch này lau lên nệm. Đợi khoảng vài giờ để giấm khử mùi hôi, sau đó dùng khăn bông sạch lau lại với nước.
  • Một giải pháp tối ưu khác là bạn nên sử dụng thêm tấm bảo vệ nệm và ga nệm ngăn mùi đi sâu vào bên trong. Đồng thời, việc xử lý vết bẩn trở nên dễ dàng hơn khi bạn chỉ cần tháo áo nệm và mang đi giặt sạch.
Sử dụng baking soda và giấm trắng giúp khử mùi cho nệm Foam
Sử dụng baking soda và giấm trắng giúp khử mùi hiệu quả cho nệm Foam

Để ngăn các loại mùi, vết bẩn, ẩm mốc sinh sôi trên nệm, khi mua nệm bạn nên chú ý lựa chọn sản phẩm có độ thoáng khí cao và ưu tiên các dòng nệm thiết kế lớp áo nệm có thể tháo ra để vệ sinh dễ dàng.

3. 6 lưu ý không thể bỏ qua khi vệ sinh nệm Foam

Nệm Foam là loại nệm không quá xa lạ với thị trường Việt Nam, tuy nhiên các thông tin về cách vệ sinh nệm vẫn còn hạn chế. Dưới đây là 6 lưu ý bạn nên xem xét trước khi muốn vệ sinh nệm Foam nhằm làm sạch nệm mà không ảnh hưởng tới chất lượng ban đầu của nệm.

Kiểm tra khuyến cáo từ nhà sản xuất nệm trước khi vệ sinh

Trước khi quyết định vệ sinh nệm, bạn cần đọc các ký hiệu trên nhãn mác hướng dẫn từ nhà sản xuất. Đây là các thông tin quan trọng giúp bạn nắm được cách vệ sinh nệm đúng cách, nhằm tăng tuổi thọ sử dụng và duy trì chất lượng bền lâu cho nệm.

gợi ý vệ sinh nệm từ nhà sản xuất
Thực hiện vệ sinh đúng như nhà sản xuất gợi ý giúp chiếc nệm của bạn bền bỉ theo thời gian

Bảng dưới đây thể hiện một số ký hiệu trên nhãn mác mà bạn cần phải “nằm lòng” nếu muốn vệ sinh nệm đúng cách.

Một số ký hiệu thường xuất hiện trên nhãn mác của nhà sản xuất
Một số ký hiệu thường xuất hiện trên nhãn mác của nhà sản xuất

Giặt ga trải giường và bộ đồ giường thường xuyên

Một không gian giường ngủ sạch sẽ, gọn gàng đóng vai trò quan trọng trong việc kéo dài tuổi thọ hữu ích của nệm, đồng thời giúp cải thiện chất lượng ngủ, sức khỏe hệ hô hấp của bạn. Sau một thời gian sử dụng, mọi thứ trên giường bạn sẽ là nơi tích tụ vi khuẩn và da chết, hãy lưu ý thời gian dọn dẹp và vệ sinh chúng theo chu kỳ sau:

Thời gian vệ sinh định kỳ chăn ga gối đệm

Ga trải giườngGiặt và phơi nắng 1 – 2 tuần/lần
Vỏ gốiGiặt và phơi nắng 1 – 2 tuần/lần
Ruột gốiHút bụi và phơi nắng 4 – 6 tháng/lần
Ruột chănHút bụi và phơi nắng 2 – 3 tháng/lần
Vỏ chănGiặt khô và phơi nắng cứ 2 tuần đến 1 tháng 1 lần

Duy trì việc hút bụi cho nệm Foam đều đặn ít nhất một tháng một lần

Nệm Foam qua thời gian sẽ chứa rất nhiều bụi, lông, tóc, các vi khuẩn siêu nhỏ,… Đây cũng là lý do bạn cần hút bụi thường xuyên hơn, tránh để lâu khiến chúng có thể ăn sâu và hình thành mảng bám ố trên nệm.

Thời gian lý tưởng là bạn nên thực hiện hút bụi 1 lần 1 tuần, trong trường hợp quá bận rộn không có thời gian, bạn nên thực hiện tối thiểu mỗi tháng một lần. Trong trường hợp nhà bạn có người thân hay bị dị ứng, bạn có thể cần phải hút bụi thường xuyên hơn hoặc mua một tấm bọc bảo vệ nệm để vệ sinh dễ dàng.

Hút bụi nệm đều đặn hàng tuần để giữ nệm luôn sạch sẽ
Hút bụi nệm đều đặn hàng tuần để giữ nệm luôn sạch sẽ

Không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh

Bạn không nên sử dụng các dung môi mạnh như Amoniac hay thuốc tẩy trắng để vệ sinh nệm Foam. Nệm Foam của bạn có thể bị hỏng cấu trúc, ảnh hưởng tới chất lượng và tính thẩm mỹ. Bên cạnh đó, các hóa chất này có thể làm bạn bỏng da tay, nguy hiểm hơn là gây kích ứng da vì chúng có thể không được làm sạch triệt để.

chất tẩy trắng
Sử dụng chất tẩy trắng nhiều tiềm ẩn nguy hại cho sức khỏe

Nên xử lý chất lỏng nhanh chóng, không để vết bẩn khô

Nếu có thể, bạn hãy cố gắng xử lý vết bẩn khi chúng còn ướt vì nó dễ xử lý hơn nhiều. Bạn chỉ cần lau sạch đệm bằng khăn ẩm và cố gắng thấm hút ẩm càng nhiều càng tốt. Sau đó, bạn chỉ cần mở cửa sổ, sử dụng quạt hoặc máy sấy nhẹ sẽ giúp đệm khô nhanh chóng.

Tránh để nệm Foam tiếp xúc với nước

Tuyệt đối không được mang nệm Foam đi giặt trực tiếp hoặc ngâm trong nước để làm sạch. Kết cấu của nệm Foam khá phức tạp với kết cấu nhiều lớp Foam khác nhau đan xen. Việc để nệm ngấm nước có thể phá vỡ các cấu trúc Foam, làm giảm chất lượng và tuổi thọ của nệm.

hút bụi nệm foam bằng máy hút bụi chuyên dụng
Nên hạn chế để nệm Foam tiếp xúc với nước và ưu tiên sử dụng máy hút bụi nệm chuyên dụng

4. Giải đáp câu hỏi thường gặp khi vệ sinh nệm

Vệ sinh nệm không phải quá trình quá phức tạp hay tốn nhiều công sức nhưng đối với những người chưa bao giờ làm thì đây cũng là một thách thức nhỏ khiến không ít người dùng gặp khó khăn. Cùng INOAC giải đáp những câu hỏi thường gặp nhất nhé.

Nên vệ sinh nệm Foam bao lâu 1 lần?

Đối với vết bẩn có thể nhìn thấy như nấm mốc hay chất lỏng bị đổ bạn cần xử lý ngay khi phát hiện để đảm có thể xử lý hiệu quả. Trường hợp nệm không có vết bẩn cứng đầu nào, để đảm bảo sức khỏe bạn nên giặt ga giường tối thiểu 2 tuần 1 lần và hút bụi nệm Foam mỗi tuần. Việc giặt ga hay hút bụi thường xuyên có vẻ vất vả những thực ra tốn rất ít thời gian, rất xứng đáng để bạn có được một giấc ngủ ngon.

giấc ngủ trọn vẹn khi sử dụng nệm foam
Vệ sinh nệm thường xuyên cho giấc ngủ trọn vẹn

Có nên làm sạch nệm Foam bằng hơi nước không?

Bạn không nên vệ sinh nệm Foam bằng máy hơi nước vì nhiệt độ cao và độ ẩm có thể làm hỏng cấu trúc nệm và tiềm ẩn nguy cơ tích tụ hơi nước gây nấm mốc. Nếu vết bẩn bám quá sâu bạn có thể tháo vỏ nệm để vệ sinh kỹ tránh làm ảnh hưởng đến nệm.

Có nên sử dụng máy sấy nhiệt để làm khô nệm không?

Nệm Foam thường hút ẩm nhanh và lâu khô, bạn có thể sử dụng quạt hoặc sấy nhiệt ở nhiệt độ thấp để nhanh khô nệm, tuy nhiên bạn không nên sấy ở nhiệt độ cao vì sẽ làm hỏng nệm. Ngoài ra, bạn nên giữ căn phòng thông thoáng tránh tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi.

Quá trình vệ sinh làm ẩm nệm là điều không thể tránh khỏi, nếu để ẩm ướt quá lâu nấm mốc lại xuất hiện và bạn sẽ phải lặp lại quá trình vệ sinh trong thời gian ngắn. Bạn có thể tham khảo những dòng nệm Foam của INOAC, luôn được khách hàng ưu tiên lựa chọn nhờ nguyên liệu cao cấp có độ thoáng khí cao, giúp nệm nhanh khô và không bí bách. Thêm vào đó, nệm PU Foam của INOAC có thể tháo rời vỏ nệm giúp quá trình làm sạch và hong khô dễ dàng hơn.

Nệm INOAC có độ thoáng khí cao tránh tình trạng lâu khô, ẩm mốc 
Nệm INOAC có độ thoáng khí cao tránh tình trạng lâu khô, ẩm mốc

Làm sao để tăng tuổi thọ của nệm?

Câu hỏi thường gặp nhất khi sử dụng nệm Foam là làm sao để duy trì chất lượng nệm bền lâu, dưới đây là 5 kinh nghiệm giúp bạn giải đáp câu trả lời trên.

  • Dùng thêm áo nệm và tấm bảo vệ nệm: Ngoài lớp ga giường giúp tăng phần thẩm mỹ, bạn nên sử dụng thêm áo nệm và tấm bảo vệ nệm. Khi nệm bị bẩn nhẹ bạn chỉ cần giặt lớp bên ngoài thay vì vệ sinh cả nệm, giúp tiết kiệm thời gian và tăng tuổi thọ nệm.
  • Xoay đầu nệm sau 4 – 6 tháng: Sau một thời gian sử dụng, phần nệm nào chịu áp lực đè lên nhiều có nguy cơ giảm sự đàn hồi, khiến bạn không cảm thấy thoải mái như ban đầu. Xoay đầu nệm giúp duy trì khả năng nâng đỡ cơ thể, mang lại trải nghiệm thoải mái nhất và cải thiện chất lượng ngủ của bạn.
  • Bảo quản nệm đúng cách: Quá trình bảo quản nệm Foam bao gồm những việc như vệ sinh nệm, xoay đầu nệm là giải pháp gia tăng tuổi thọ và giúp nệm luôn trong trạng thái như mới sau thời gian dài sử dụng.
  • Ưu tiên dòng sản phẩm nệm có chất lượng vượt trội: Một trong những cách để tăng tuổi thọ nệm ngay từ khi mới mua đó là chọn sản phẩm đệm được tích hợp nhiều công nghệ mới giúp tăng độ bền và độ an toàn khi sử dụng. Các sản phẩm nệm Foam đến từ Nhật Bản sẽ là lựa chọn hoàn hảo khi vừa đảm bảo chất lượng vừa mang phong cách thời thượng, tối giản phù hợp với mọi gia đình.

Gợi ý đến bạn Tập đoàn INOAC Nhật Bản với hơn 60 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất nệm Foam, nổi tiếng với thương hiệu nệm Foam AEROFLOWOYASUMI. Các sản phẩm nệm Foam của INOAC đạt tiêu chuẩn chất lượng Nhật Bản về độ bền và chứng nhận quốc tế OEKO-TEX về độ an toàn cho trẻ nhỏ. Đồng thời, nguyên liệu thoáng khí hạn chế tối đa bụi bẩn tích tụ, không chỉ đảm bảo giấc ngủ ngon mà còn an toàn cho sức khỏe gia đình bạn.

Khi mua nệm của INOAC bạn sẽ được chuyên gia hướng dẫn sử dụng và vệ sinh nệm đúng cách, giúp kéo dài tuổi thọ của nệm. Ngoài ra, chế độ bảo hành rõ ràng, lâu dài cho khách hàng đưa các thương hiệu của INOAC ngày một trở thành lựa chọn hàng đầu cho mỗi gia đình.

nệm Foam Nhật Bản hàng đầu 
INOAC – đơn vị cung cấp nệm Foam Nhật Bản hàng đầu

Thông thường mọi người chỉ vệ sinh nệm Foam khi phát sinh tình huống như làm đổ nước, màu lên nệm, thói quen này rất có hại cho sức khỏe và trải nghiệm giấc ngủ của bạn. Mặc dù không thể nhìn bằng mắt nhưng bụi bẩn, da chết đều tích tụ mỗi ngày mà bạn không hề hay biết. Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ “bỏ túi” thêm nhiều cách vệ sinh nệm Foam hiệu quả cũng như bí quyết để tăng tuổi thọ sử dụng.

Công ty TNHH INOAC Living Việt Nam 


Tags:
Bài viết liên quan

Thiền và giấc ngủ – Chìa khóa cho giấc ngủ sâu và sự tĩnh lặng

Thiền đã trở thành một phương pháp phổ biến giúp con người giải tỏa căng...

Ikigai – Triết Lý Sống Của Người Nhật Giúp Phụ Nữ Có Cuộc Sống Chất Lượng

Trong cuộc sống hiện đại, khi áp lực công việc, gia đình và xã hội...